Giới trẻ làm công việc tự do thích ra quán cà phê làm việc
Mai Anh (Hà Nội) cho biết quán cà phê của cô đông khách nhất vào khoảng 10h-15h mỗi ngày. Lựa chọn đặt quán cà phê nằm ở trung tâm phố cổ, Mai Anh nói khách hàng của cô thường là các bạn trẻ, khách du lịch, những người làm công việc tự do không bị giới hạn thời gian.
Mai Anh kể cô có nhiều khách hàng quen thân, ngày nào cũng ghé quán để làm việc. Nhóm này chủ yếu là người trẻ, độ tuổi từ 22 đến 30 tuổi, làm việc trên máy tính và cần một không gian thích hợp, đủ yên tĩnh để làm việc.
Quán cà phê của Mai Anh giữ nguyên mật độ khách trong tuần, không đông hơn vào cuối tuần. Khách chủ yếu đi 1 người hoặc nhóm 2-3 người, nói chuyện công việc hoặc hẹn gặp đối tác.
Kể từ khi bán cà phê, Mai Anh mới nhận ra xu hướng làm việc tự do của người trẻ ngày càng phổ biến. Có lẽ vì thế, quán cà phê của cô luôn đông khách vào giờ hành chính, thay vì buổi tối như nhiều người vẫn tưởng.
Hải Đăng kể từ khi ra trường, anh làm công việc thiết kế website, banner, poster tự doFrom: web game casino. Đăng thường nhận các dự án và làm từ xa. Do đó, quán cà phê như ngôi nhà thứ hai của anh. Hải Đăng nói anh không thể tập trung làm việc tại nhà nên hầu như thường đi cà phê 7 lần mỗi tuần.
Khi ở quán cà phê, Đăng cảm nhận được những người xung quanh cũng đang làm việc giống như mình. Trong một không gian ấm cúng, có nhạc, có cà phê, có nhiều người trẻ, Hải Đăng thấy bản thân có hứng làm việc hơn.
Trung bình mỗi ly cà phê tại Hà Nội có giá dao động từ 35.000 đồng tới 70.000 đồng, tùy loại cà phê, quán cà phê. Hải Đăng cho rằng mức phí này không cao so với những gì anh nhận được khi ghé quán cà phê. Bởi nếu ở nhà, hiệu quả không cao thì việc chi trả vài chục nghìn đồng để đổi lấy hứng làm việc, thì đó là mức giá phù hợp.
Tuấn Anh – nhân viên IT tại một công ty phần mềm – từng thắc mắc tại sao các quán cà phê vẫn đông khách vào giờ hành chínhFrom: web game casino. Tuấn Anh tự hỏi liệu bạn bè đồng trang lứa không phải đi làm hay đang làm gì để có thể tự do đi cà phê trong giờ hành chính như vậy.
Sau này, Tuấn Anh hiểu rằng quán cà phê như một văn phòng di động của các bạn trẻ làm việc tự do. Tại đây, họ tìm được nhiều cảm xúc, giúp công việc “trôi” nhanh hơn. Thật khó để nói rằng đi cà phê làm việc là lãng phí hay không, bởi nhu cầu của mỗi người là khác nhau và tự bản thân họ phải cân đối.
Những lưu ý khi làm việc tại quán cà phê
Tuy nhiên, làm việc tại quán cà phê cũng có những điểm trừ nhất định.
Nhiều công ty có những quy định liên quan đến quản trị và nhân sự làm việc cần tuân thủ các quy định này. Do đó, làm việc tại quán cà phê dường như thường chỉ phù hợp với những người làm trong các mảng việc liên quan sáng tạo, công nghệ… không bị ràng buộc về mặt thời gian, không gian và cần làm việc độc lập.
Dưới đây là một vài lưu ý nếu bạn có ý định chọn quán cà phê làm văn phòng thứ hai của mình.
– Hãy chọn quán cà phê phù hợp với sở thích của bạn về mặt không gian, vị trí, loại đồ uống và mức giá. Đừng cố gắng tìm những quán cà phê đang được nhiều người chú ý, bởi chưa chắc nó đã phù hợp với bạn.
– Hãy mặc đồ thoải mái. Chỉ khi thoải mái, bạn mới có thể làm việc hết năng suất.
– Chọn một vị trí ngồi phù hợp, có thể là cách xa khu vực quầy bar, loa phát nhạc hoặc nhà vệ sinh để giảm tiếng ồn hết sức có thể.
– Hãy đi cà phê với tâm trạng làm việc. Đừng bị ảnh hưởng bởi hoạt động của những người xung quanh, bạn cần tập trung làm việc để hoàn thành công việc của mình.
– Hãy đặt mục tiêu rõ ràng rằng bạn cần hoàn thành bao nhiêu % công việc trong buổi đi cà phê này. Như vậy, công việc của bạn mới thực sự đạt hiệu quả.
– Hãy để điện thoại ở chế độ im lặng hoặc máy bay, tắt các ô cửa sổ mạng xã hội để không bị tác động bởi các thông báo không cần thiết.
– Nếu có thể, hãy dành thời gian nghỉ ngơi 5-10 phút để làm quen, tương tác với những người xung quanh. Quán cà phê có thể là nơi giúp bạn kết nối với những người đồng điệu, giúp ích cho mối quan hệ xã hội và mở rộng cơ hội việc làm cho sau này.