Chọn nhầm một lần, đi tiêucả đời
Chia sẻ về việc thí sinh chọn nghề hiện nay, TS Phạm Văn Tư, Phó Trưởng khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hài hước ví: “Chọn nghề như chọn người yêu/chọn nhầm một cái đi tiêu cả đời.
Do đó, các em phải tuân thủ quy tắc khi chọn nghề, trong đó phải hiểu mình và hiểu nghề.
Hiểu mình tức chọn nghề theo sở thích, sở trường và đầu ra phù hợp. Hiểu nghề là tìm hiểu về đặc điểm của nghề, lực học và kinh tế của gia đình mình có theo học được không”.
Trả lời câu hỏi của một học sinh về cơ hội khi học ngành sư phạm, thầy Tư cho biết, tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm tại ngành sư phạm là 96,1%.
Học ngành này, các em có vị trí việc làm đa dạng như: Làm giảng viên các trường đại học; giáo viên phổ thông; tư vấn giáo dục; tổ chức chính trị xã hội và nhiều ngành nghề khác.
Thầy Tư cũng khẳng định, việc đào tạo của các trường sư phạm rất sát với nhu cầu sử dụng của thực tế do đó khả năng có việc làm rất cao.
Các cơ quan nhà nước giảm biên chế nhưng riêng ngành sư phạm không giảm. Học sinh đã trúng tuyển vào ngành này, sẽ được nhà nước hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí.
Do vậy, khi ra trường phải làm trong ngành giáo dục, nếu không làm thì phải trả lại chi phí đào tạo. Đặc biệt chuyên gia này “bật mí”, hiện nhu cầu giáo viên các môn nghệ thuật, âm nhạc rất lớn.
Ngành báo có còn hot trong tương lai?
Chia sẻ nhận định về cơ hội việc làm của ngành báo chí, một trong những ngành hot trong khối ngành khoa học và xã hội đang được rất nhiều học sinh quan tâm hiện nay, nhà báo Ngô Vương Tuấn, Phó Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô, cho rằng ngành báo chí là một trong những ngành có nhiều cơ hội việc làm.
Sau khi ra trường, các em có thể làm tại các cơ quan báo chí của nhà nước: Báo in, điện tử, phát thanh- truyền hình, media; hay làm MC, truyền thông…
Cũng theo ông Tuấn, hiện nước ta có hơn 700 cơ quan báo chí và hơn 1.000 ấn phẩm khác nhau. Các phóng viên, nhà báo có thu nhập ở mức khá. Ngoài lương, thưởng, các bạn có cơ hội thu nhập từ các nguồn làm kinh tế báo chí, quảng cáo, truyền thông, tùy theo năng lực của từng người.
“Cơ hội nghề nghiệp của ngành báo chí còn được mở rộng tại các cơ quan quản lý báo chí, xuất bản, tuyên giáo; hay làm truyền thông, công tác chính trị trong lực lượng công an, quân đội; tham gia vào bộ phận quan hệ công chúng, truyền thông của các tổ chức phi chính phủ, đại sứ quán, các tập đoàn, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học.
Thậm chí, các bạn có thể phát triển các kênh Tiktok, mạng xã hội…”, nhà báo Ngô Vương Tuấn nói.
Trả lời câu hỏi của học sinh đến từ trường THPT Việt Đức: “Theo ngành báo chí cần có những kỹ năng gì?”, nhà báo này cho biết, nghề này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng.
Trước hết, nếu ai muốn theo nghề báo, cần chuẩn bị tâm lý cực kỳ vững vàng, bởi tính chất công việc có áp lực cao, đòi hỏi làm việc theo sự kiện, sự việc xảy ra mà không quản ngày đêm. Khối lượng công việc nhiều nên người làm báo thường ít thời gian dành cho gia đình; đòi hỏi chúng ta cần có sức khỏe tốt.
Đặc biệt, nghề báo yêu cầu yếu tố tỉ mỉ, cẩn thận trong tác nghiệp, từ việc ghi chép lấy tư liệu đến viết bài… Chúng ta cũng có thể đối diện với những tiềm ẩn rủi ro, lỗi sai trong bài viết có thể ảnh hưởng lớn đến bản thân và xã hội. Chẳng hạn như mảng pháp luật- bạn đọc dễ bị hành hung, hay mắc lỗi về chính trị thì dễ bị kỷ luật…
“Do vậy khi làm nghề báo, đòi hỏi người làm phải có kiến thức nền tốt, hiểu biết ở nhiều lĩnh vực khác nhau; cần có kiến thức, kỹ năng công nghệ, để làm các thể loại báo chí mới đa phương tiện.
Giao tiếp cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với người làm báoFrom: nhà cái casino online. Chúng ta cần có những mối quan hệ tốt và thêm nữa là kỹ năng ngoại ngữ rất cần thiết để trở thành một nhà báo chuyên nghiệp, hiện đại”, nhà báo Ngô Vương Tuấn cho biết.From: web game casino